Quảng Ngãi

Chi tiết - Quảng Ngãi

TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- XÃ HỘI

1. Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý 14 độ 32 phút – 15 độ 25 phút vĩ Bắc, 108 độ 06 phút – 109 độ 04 phút kinh Đông.

Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam trên ranh giới các huyện Bình Sơn, Trà Bồng và Tây Trà; phía nam giáp tỉnh Bình Định trên ranh giới các huyện Đức Phổ, Ba Tơ; phía tây, tây bắc giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum trên ranh giới các huyện Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Tây và Ba Tơ; phía đông giáp biển Đông, có đường bờ biển dài gần 130km với 5 cửa biển chính là Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, Mỹ Á và Sa Huỳnh.

2. Lãnh thổ- Địa hình

– Lãnh thổ: Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.131,5 km2, bằng 1,7% diện tích tự nhiên cả nước.

Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
– Địa hình: Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải Trung Trung Bộ với đặc điểm chung là núi lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở phía đông đến địa hình miền núi cao ở phía tây. Miền núi chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đồng bằng nhỏ hẹp chiếm 1/4 diện tích tự nhiên. Cấu tạo địa hình Quảng Ngãi gồm các thành tạo đá biến chất, đá magma xâm nhập, phun trào và các thành tạo trầm tích có tuổi từ tiền Cambri đến Đệ tứ.

Giống như các tỉnh miền Trung khác, địa hình Quảng Ngãi nhìn chung có dạng đẳng thước và được chia thành 4 vùng rõ rệt: vùng rừng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và vùng bãi cát ven biển.

3. Khí hậu

Quảng Ngãi nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa gió chính (gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hè). Do địa hình chi phối nên hướng gió không phản ảnh đúng cơ chế của hoàn lưu. Tuy nhiên, hướng gió hình thành vẫn biến đổi theo mùa rõ rệt.

Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu, Quảng Ngãi có nền nhiệt độ cao và ít biến động trong năm. Mùa lạnh các tháng có nhiệt độ trung bình ổn định dưới 20oC, mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC.

4. Dân cư

Dân số tỉnh Quảng Ngãi đạt 1.233.396 người vào năm 2020 , xếp thứ 4/8 trong các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Mật độ dân số 240 người/ km2, ở mứ tương đối thấp.

– Trong đó lao động > 15 tuổi, qua đào tạo chiếm 22%, xếp thứ 3/8 trong các tỉnh cùng khu vực. Tỷ suất nhập cư thấp 0,23%( chỉ bằng 1/6 của tỉnh cao nhất trong khu vực). Điều này cho thấy, tỉnh chưa thu hút được nguồn lao động, chưa có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh đang nỗ lực để tạo thêm cơ hội việc làm, cải thiện tình trạng trên.

– Tỷ lệ dân cư thành thị của Quãng Ngãi ở mức thấp 21,10 %, thấ nhất trong các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ.

5. Văn hóa
Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Bên cạnh đó là hai danh thắng nổi tiếng là “núi Ấn sông Trà”. Quảng Ngãi là quê hương của Trương Định, Lê Trung Đình; nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, nghệ sỹ tên tuổi: Bích Khê, Tế Hanh, NSND Trà Giang, Trương Quang Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh…

Hiện tại ngành giáo dục Quảng Ngãi có: Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Khiết nơi đào tạo các thế hệ học sinh, trưởng thành đã trở thành những cán bộ lãnh đạo của tỉnh và trung ương điển hình là Trần Đức Lương, trường cũng có học sinh tham gia cuộc thi Olympia (VTV3) đoạt chức vô địch năm thứ 7
Và ngày 7/9/2007, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định nâng cấp trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi và Cao đẳng cộng đồng Quảng Ngãi thành trường Đại học Phạm Văn Đồng[3] là trường chính quy đầu tiên thuộc UBND tỉnh quản lý, tuyển sinh khu vực miền trung và tây nguyên. Ngoài ra, tại thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa có trường Cao đẳng tài chính – kế toán thuộc Bộ Tài Chính.

Lễ hội
* Lễ hội nghinh cá Ông
* Lễ khao lề thế lính ( Lý Sơn )
* Lễ hội đâm trâu
* Lễ hội cầu ngư
* Lễ hội đua thuyền truyền thống

6. Đơn vị hành chính

Tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 13 huyện trong đó có 1 huyện đảo, 7 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi:
* Thành phố Quảng Ngãi
* Huyện Ba Tơ
* Huyện Bình Sơn
* Huyện Đức Phổ
* Huyện Minh Long
* Huyện Mộ Đức
* Huyện Nghĩa Hành
* Huyện Sơn Hà ( Trang chủ UBND huyện Sơn Hà )
* Huyện Sơn Tây
* Huyện Sơn Tịnh
* Huyện Tây Trà
* Huyện Trà Bồng
* Huyện Tư Nghĩa
* Huyện đảo Lý Sơn

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA QUÃNG NGÃI

– Trong cơ cấu nền kinh tế, năm 2021, ngành Công nghiệp- Xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất 39,58%. Dự tính đến năm 2025, tỉnh Quảng Ngãi đẩy mạnh phát triển Công nghiệp- Xây dựng- Dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông- Lâm nghiệp- Thủy sản.

– Thu nhập bình quân đầu người chưa cao 43,4 triệu/ người/ năm( thấp nhất trong các tình Duyên hải Nam Trung Bộ)

– Thu hứt đầu tư FDI lũy kế đến tháng 12/ 2020 có 59 dự án, với 2 tỷ USD, xếp thứ 6/8 về tổng số vốn đầu tư FDI các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.

– Thu ngân sách năm 2020 của tỉnh đạt gần 23 nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn thu nội địa 10.585 tỷ đồng, trong đó, các nguồn thu đến từ các doanh nghiệp Nhà nước, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, Thuế sử dụng đất còn ở mức cao. Thu từ hoạt động xuất- nhập khẩu đạt 3.200 tỷ đồng.

– Trong giai đoạn 2006- 2021, chỉ số CPI của tỉnh Quang Ngãi không được cải thiện nhiều. Đến năm 2021, chỉ số CPI xếp thứ 45 trên toàn quốc với 62, 97 điểm.

III. ĐỊNH HUƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030 TẦM NHÌN NĂM 2050- Phát huy tiềm năng, lợi thế, nguồn lực đưa Quảng Ngãi trở thành tỉnh phát triển toàn diện

Trong khuôn khổ chương trình hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và Kết luận số 25-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW diễn ra vào sáng 27-6, đồng chí Trần Phước Hiền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết này.

– Qua báo cáo cho thấy, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2005- 2020 đạt 10,92%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ trong GRDP ngày càng tăng. Công nghiệp, thương mại đều có mức tăng trưởng khá và công nghiệp tiếp tục giữ vai trò động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội tỉnh. Văn hóa – xã hội đạt nhiều kết quả tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của bà con nhân dân ngày càng được nâng cao; kết cấu hạ tầng được tăng cường, nhất là hạ tầng giao thông phát triển đáng kể; nhiều công trình, dự án quan trọng hoàn thành và đưa vào sử dụng; quốc phòng, an ninh được giữ vững,…

– Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người hướng đến Quảng Ngãi trở thành tỉnh phát triển toàn diện, hài hòa và bền vững; có bộ máy quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

– Công nghiệp tiếp tục là động lực chủ đạo cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Quảng Ngãi trở thành một trong những trung tâm phát triển công  nghiệp, dịch vụ hậu cần cảng biển của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung và vùng duyên hải miền Trung. Dịch vụ phát triển đa dạng, dịch vụ du lịch được đẩy mạnh, lấy Lý Sơn làm hạt nhân phát triển du lịch của tỉnh, nông- lâm nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm tiên tiến của cả nước;…

– Hướng tới năm 2030, Quảng Ngãi là một tỉnh công nghiệp với quy mô của hai ngành công nghiệp chủ lực là lọc hóa dầu và luyện kim đứng đầu cả nước. Các loại hình công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao dần hình thành tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung. Từng bước xây dựng được thương hiệu về các loại hình  dịch vụ chất lượng cao,…

Tại hội nghị, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương, các sở, ngành của tỉnh cũng đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến, đề ra các giải pháp để Quảng Ngãi thực hiện có hiệu quả hơn các nghị quyết, kết luận trong thời gian tới. Trong đó, tập trung các lĩnh vực du lịch, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp, thu ngân sách, công thương, thu hút đầu tư,…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW đánh giá cao sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các thành viên Ban chỉ đạo, Tổ Biên tập và đặc biệt là sự chuẩn bị của tỉnh Quang Ngãi đã tổ chức thành công hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW và Kết luận 25-KL/TW.

Đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị tỉnh cần sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, là công cụ quản lý và cơ sở cho việc thu hút đầu tư và quản lý phát triển tỉnh. Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển mạnh công nghiệp để Quảng Ngãi trở thành trung tâm công nghiệp nặng, quy mô lớn của vùng với hạt nhân là Khu kinh tế Dung Quất và lợi thế cảng nước sâu Dung Quất, nâng cao hiệu quả của các ngành công nghiệp lọc hóa dầu, sau hóa dầu, cơ khí chế tạo, luyện kim,… phục vụ kinh tế biển.

Đồng thời, tỉnh cần quan tâm đến các giải pháp đột phá phát triển đô thị để quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa gắn với xây dựng nông thôn mới sẽ thực sự là những động lực tăng trưởng và thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển bền vững. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh của tỉnh; tạo môi trường đầu tư kinh doanh cởi mở, thân thiện, minh bạch để thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đến đầu tư tại tỉnh; chú trọng liên kết vùng, phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cần bám sát kế hoạch, đề cương của Ban Chỉ đạo và ý kiến tham gia, thảo luận tại hội nghị để hoàn thiện báo cáo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW trên địa bàn tỉnh đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.

Bên cạnh đó, cần tập trung quyết liệt lập quy hoạch phát triển của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Trong quy hoạch, phải giải quyết tốt hơn nữa giữa phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, bởi Quảng Ngãi có các cơ sở công nghiệp quan trọng như năng lượng, sắt thép. Song song với phát triển các vùng kinh tế động lực phải có chính sách ưu tiên phát triển khu vực miền núi, giảm dần khoảng cách với các vùng; gắn phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội và quốc phòng-an ninh.

Đồng thời, tập trung nghiên cứu để có được những cơ chế chính sách trong khuôn khổ của pháp luật, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh phát triển cao hơn; chú trọng tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới.

Tỉnh  Quảng Ngãi phẩi nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua cải cách hành chính và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm thu hút các tập đoàn, nhà đầu tư lớn với những dự án mang tính lan tỏa cũng như các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tạo nguồn lực phát triển địa phương; quan tâm giải quyết kịp thời chế độ, chính sách cho người có công và các đối tượng xã hội.

* QUẢNG NGÃI MUỐN THU HÚT CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÓ TIỀM LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH, ĐƯA DU LỊCH TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

Là tỉnh duyên hải, Quảng ngãi có địa hình khá phức tạp, dãy Trường Sơn đâm ra sát biển nên tạo nhiều thắng cảnh đẹp như: Núi Thiên Ấn, Sa Kỳ, Núi Phú Thọ và Cổ lũy cô thôn. Với đường bờ biển dài 150 km kéo dài từ An Tân đến Sa Huỳnh lộng gió với nhiều bãi biển đẹp: Khe Hai, Mỹ Khê, Minh Tân, Đức Tân, Sa Huỳnh… Bên cạnh đó là những địa danh như: Ba Tơ, Vạn Tường, Trà Bồng, Mỹ Lai. Với sự quan tâm thích đáng của tỉnh và Tổng cục du lịch Việt Nam – Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch trong những năm gần đây ngành du lịch đã trở nên khởi sắc

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TP. HCM và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn cam kết, Quảng Ngãi cùng các tỉnh, thành phố sẽ nỗ lực hơn nữa trong cải thiện môi trường du lịch, hướng đến du lịch xanh và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, các tỉnh/thành phố trong nhóm liên kết sẽ xây dựng hệ thống du lịch thông minh, đẩy mạnh tính liên kết trong việc phát triển quy hoạch, kết nối hạ tầng, chuyển từ phát triển du lịch từng địa phương sang phát triển du lịch vùng bền vững.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi mong muốn Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương sẽ có định hướng, giải pháp mạnh mẽ, đột phá, để các địa phương, vùng kinh tế khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mình liên kết phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch và xu thế hội nhập, phát triển.

“Quảng Ngãi sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý về du lịch, có thương hiệu mạnh đầu tư cơ sở dịch vụ du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, tổ hợp giải trí có chất lượng cao, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế tại tỉnh nhằm tạo sự đột phá về hạ tầng dịch vụ du lịch, tạo sức hút nổi trội của du lịch tỉnh…”, ông Tuấn cho hay.

–   HẾT –

Xem nhiều nhất

Khu công nghiệp Quảng Phú- Quảng Ngãi

Khu công nghiệp Quảng Phú- Quảng Ngãi

Khu công nghiệp Quảng Phú- Quảng NgãiKCN Quảng Phú là một trong các khu công nghiệp tiềm năng của tỉnh Quảng Ngãi theo quy hoach đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt các NĐT Nhật Bản, Hàn Quốc,...
Khu công nghiệp Phổ Phong - Quảng Ngãi

Khu công nghiệp Phổ Phong - Quảng Ngãi

Khu công nghiệp Phổ Phong - Quảng NgãiKCN Phổ Phong là một trong các khu công nghiệp tiềm năng của tỉnh Quảng Ngãi theo quy hoach đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt các NĐT Nhật Bản, Hàn Quốc,...
Khu công nghiệp Tịnh Phong - Quảng Ngãi

Khu công nghiệp Tịnh Phong - Quảng Ngãi

Khu công nghiệp Tịnh Phong - Quảng NgãiKhu công nghiệp Tịnh Phong - Quảng NgãiTổng diện tích: 140.72haĐịa chỉ: Xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng NgãiThời hạn vận hành: 01/1999Giá: 30 USD/m2 Không thay đổi trong vòng 2 năm, chưa bao gồm VATMật độ XD (%): 60...
Khu Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi

Khu Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi

Khu Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi. Tổng diện tích : 1746ha Địa chỉ: Sơn Tịnh, Tịnh Phong, Quảng Ngãi. Chủ đầu tư: VSIP-IP-QN.Thời hạn vận hành: 04/2017.Giá: 65 USD/m2 Chưa bao gồm VAT.Mật độ XD (%): 70 (%).Tỷ lệ...

Bài mới mỗi ngày

Bộ lọc

Khu Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi

Khu Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi

Khu Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi. Tổng diện tích : 1746ha Địa chỉ: Sơn Tịnh, Tịnh Phong, Quảng Ngãi. Chủ đầu tư: VSIP-IP-QN.Thời hạn vận hành: 04/2017.Giá: 65 USD/m2 Chưa bao gồm VAT.Mật độ XD (%): 70 (%).Tỷ lệ...
Khu công nghiệp Tịnh Phong - Quảng Ngãi

Khu công nghiệp Tịnh Phong - Quảng Ngãi

Khu công nghiệp Tịnh Phong - Quảng NgãiKhu công nghiệp Tịnh Phong - Quảng NgãiTổng diện tích: 140.72haĐịa chỉ: Xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng NgãiThời hạn vận hành: 01/1999Giá: 30 USD/m2 Không thay đổi trong vòng 2 năm, chưa bao gồm VATMật độ XD (%): 60...
Khu công nghiệp Quảng Phú- Quảng Ngãi

Khu công nghiệp Quảng Phú- Quảng Ngãi

Khu công nghiệp Quảng Phú- Quảng NgãiKCN Quảng Phú là một trong các khu công nghiệp tiềm năng của tỉnh Quảng Ngãi theo quy hoach đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt các NĐT Nhật Bản, Hàn Quốc,...
Khu công nghiệp Phổ Phong - Quảng Ngãi

Khu công nghiệp Phổ Phong - Quảng Ngãi

Khu công nghiệp Phổ Phong - Quảng NgãiKCN Phổ Phong là một trong các khu công nghiệp tiềm năng của tỉnh Quảng Ngãi theo quy hoach đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt các NĐT Nhật Bản, Hàn Quốc,...
Translate »